18 07 2022 - Tin tức
Sơn công nghiệp đang ngày càng được ứng dụng phổ biến nhờ những tính năng vượt trội, chất lượng đảm bảo mà giá thành lại phải chăng. Phù hợp đa dạng trong các lĩnh vực như sản xuất đồ gỗ, ô tô, tàu thuyền. Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ những công trình ngoài trời chịu độ ăn mòn cao như cầu, giàn khoan dầu. Sơn nền, sơn sàn các công trình nhà xưởng, bệnh viện, showroom có diện tích lớn. Các ưu điểm có thể kể đến:
+ Lớp sơn bền đẹp, chống bong tróc, chầy xước
+ Chống ăn mòn, tăng tuổi thọ cho bề mặt được sơn
+ Chống bám bẩn tốt và dễ dàng khi lau chùi vệ sinh hàng ngày
+ Chống tĩnh điện, phù hợp để áp dụng trong môi trường sản xuất các linh kiện điện tử công nghệ cao.
+ Chịu được tải trọng lớn của hàng hóa, xe cộ đi qua
Biện pháp thi công chuyên nghiệp, đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn sẽ đem lại nền sơn đẹp và chất lượng nhất. Đối với đơn vị thi công chuyên nghiệp thì việc này khá dễ dàng, bao gồm 5 bước thi công cơ bản:
Bước 1: Làm sạch, làm phẳng bề mặt được sơn khỏi bụi bẩn, lớp sơn cũ một cách cẩn thận bằng các thiết bị chuyên dụng như máy mài, máy hút bụi… Việc mài bề mặt và làm sạch càng tỉ mỉ thì lớp sơn bám dính càng tốt và càng bền theo thời gian. Kiểm tra độ ẩm, nếu độ ẩm bề mặt không đảm bảo thì phải sơn 1 lớp vữa cách ẩm tối thiểu 2mm.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót (hay còn gọi là Primer) nhằm tạo độ kết dính giữa lớp sơn phủ và bề mặt sàn được thi công cũng như chống nước và hóa chất thấm xuống bên dưới.
Bước 3: Dùng bột trét xử lý các khuyết điểm là các vết nứt, lỗ nhỏ li ti gây mất thẩm mỹ trên bề mặt
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ, tùy vào loại sơn sẽ có cách thi công khác nhau
+ Đối với sơn epoxy hệ lăn sẽ có 2 lớp sơn phủ. Lớp thứ nhất dùng máy khuấy trộn trộn đều 2 thành phần lại với nhau, sau đó dùng rulo lăn đều lớp sơn lên bề mặt sàn, thời gian khô để thi công lớp tiếp theo là 6-8 tiếng. Lớp thứ hai dùng máy trộn trộn đều 2 thành phần A, B của sơn phủ hệ lăn trong vòng 2 phút. Đây là lớp sơn phủ hoàn thiện nên cần được thi công bởi những người thợ có nhiều năm kinh nghiệm.
+ Đối với sơn hệ tự phẳng, trộn thật đều 2 thành phần của sơn epoxy tự phẳng bằng máy khuấy trộn, đổ sơn ra sàn và dùng cào gạt cán đều sơn ra sàn theo tỷ lệ. Dùng lô gai lăn phá bọt khí còn trên bề mặt sơn một cách cẩn thận. Công đoạn này rất quan trọng quyết định chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình nên cần được thực hiện bởi những người thợ có kinh nghiệm
Bước 5: Sau khi lớp sơn phủ Epoxy khô hoàn toàn, cần kiểm tra kỹ lại bề mặt sàn và xử lý kịp thời những lỗi trong quá trình thi công. Tiến hành bàn giao và nghiệm thu công trình
Trên đây là quy trình cơ bản để có được nền sơn epoxy công nghiệp đẹp chuẩn. Thiên Sơn Hà - LA đã hoàn thành nhiều công trình khác nhau nhưng đều có điểm chung là khách hàng rất hài lòng với chất lượng chúng tôi mang lại. Nếu Quý khách đang có nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn một đơn vị thi công sơn công nghiệp uy tín thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất.