Ưu điểm vượt trội của sơn bóng 2K
Không phải tự dưng mà người ta lại phân ra làm các loại sơn bóng, sơn thường, sơn mờ, sơn màu,… mỗi dòng sản phẩm sơn 2K lại có công dụng riêng. Sơn bóng 2K cũng có nhiều ưu điểm vượt trội mà khó dòng sơn nào có thể sánh bằng. Cụ thể như sau:
- Chống rỉ sét và tia cực tím vượt trội
- Độ bền màu sơn rất cao, bạn có thể thoải mái tẩy rửa không sợ trôi màng sơn
- Khó bị trầy xước, chịu được va đập, bởi vậy mà được sử dụng phổ biến trong đồ nội thất, ngoại thất
- Khả năng chống thấm nước cao, phù hợp cho các sản phẩm ngoài trời
- Khả năng bám dính của sơn bóng 2K rất tốt, bám dính được trên nhiều bề mặt như gỗ, kim loại,…
- Đây là loại sơn trong suốt, không màu, giúp gìn giữ được màu sắc tự nhiên của vật liệu
Hạn chế của sơn bóng 2K
Có ưu điểm thì chắc chắn sẽ có nhược điểm, căn cứ vào những ưu – nhược điểm này mà người tiêu dùng có căn cứ để quyết định xem có nên sử dụng loại sơn này hay không. Nhược điểm lớn nhất của sơn bóng 2K là:
- Thời gian khô của sơn bóng 2K khá chậm hơn so với các dòng cùng hệ 2K khác, bởi vậy mà thời gian sản xuất sẽ kéo dài, giá thành cũng cao hơn các sản phẩm PU thông thường
- Độ phủ của sơn bóng 2K phụ thuộc vào tay nghề thợ sơn và bề mặt thi công.

Sơn bóng 2K cho bề mặt gỗ
Lưu ý khi dùng sơn 2K bóng
Khi sử dụng sơn 2K bóng cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Hỗn hợp sau khi pha xong chỉ dùng được trong 6 tiếng đổ lại
- Bảo quản sơn ở nhiệt độ 30oC.
- Pha trộn sơn 2K bóng theo đúng tỉ lệ phía nhà sản xuất yêu cầu
- Tỉ lệ pha loãng không quá 10 – 20% nếu dùng máy phun sơn, 10% nếu dùng chổi, cọ quét.
Sơn bóng 2K chuyên dùng cho gỗ, kim loại, không thể dùng để sơn tường nhà. Nếu muốn sơn tường nhà bạn có thể tham khảo một số dòng sơn tường chất lượng sau: Sơn Thiên Sơn Hà, Sơn Kova, Jotun, Sơn Dulux ...